Việt Nam sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2


Thứ Hai, ngày 27/04/2020 15:30 PM (GMT+7)

Bộ sinh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp PCR của Việt Nam đã được WHO, Vương quốc Anh công nhận chất lượng và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.



CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

(Số liệu cập nhật lúc 15:31 27/04/2020) – Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers


Việt Nam
Thế giới
Mỹ
Ý
Đức
Anh

  Ca nhiễm bệnh

  Ca tử vong

  Ca khỏi bệnh

STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

‘;
}
if(htmlCoronaListdetail != ”){
document.getElementById(‘coronaListdetail’).innerHTML = htmlCoronaListdetail;
}
}
v_count_total = Object.keys(arrCoronatotal).length;
if(v_count_total >0){
for(var j=0;j3) {
for (i=stringNum.length; i>-1; i–) {
if ( (c==3) && ((stringNum.length-i)!=stringNum.length) ) {
stringNum.splice(i, 0, “.”);
c=0;
}
c++
}
return stringNum.join(”);
}
return num;
}

Việt Nam sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 - 1

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Thanh Long.

Ngày 27/4, tại Bộ Y tế diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19).  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn về công tác xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 để phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới.

Bộ sinh phẩm xét nghiệm xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 của Việt Nam được WHO công nhận

Hiện, trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính COVID-19 là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).

Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).

Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót.

Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm kháng thể.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện gen (PCR) và xét nghiệm tìm kháng thể (chẩn đoán nhanh) sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2

Về phương pháp xét nghiệm PCR, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian đầu chúng ta sử dụng nguồn sinh phẩm từ nước ngoài (từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), CDC Hoa Kỳ, Đức).

Sau đó, Việt Nam đã phát triển được loại sinh phẩm xét nghiệm PCR rất tốt thay thế nguồn nước ngoài (sinh phẩm do Học viện Quân y phối hợp với công ty Việt Á phát triển). Sinh phẩm này đã và đang được sử dụng chủ đạo tại Việt Nam để xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.

Tới nay, chúng ta đã xét nghiệm được khoảng 212.000 mẫu bệnh phẩm, phát hiện 270 trường hợp mắc COVID-19, tỷ lệ phát hiện dương tính khoảng 0,13%, là một trong những quốc gia có tỷ lệ phát hiện dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm cao nhất thế giới.

Hiện cả nước có 112 phòng xét nghiệm Realtime – PCR có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 (công suất tối đa khoảng hơn 27.000 mẫu/ngày), trong đó 48 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất tối đa khoảng 14.300 mẫu/ngày).

Bộ sinh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp PCR của Việt Nam đã được WHO, Vương quốc Anh công nhận chất lượng và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 - 2

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo. (Ảnh: Đình Nam- VGP). 

Là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể

Về phương pháp xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh), theo lãnh đạo Bộ Y tế, vừa qua, ở Việt Nam mới chỉ có TP Hà Nội triển khai phương pháp này, sử dụng sinh phẩm của Hàn Quốc, do doanh nghiệp tài trợ. Thành phố đã xét nghiệm tổng số 18.450 mẫu, phát hiện 50 trường hợp dương tính nhưng sau khi thực hiện xét nghiệm lại bằng phương pháp PCR cả 50 trường hợp đều cho kết quả âm tính.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cơ quan nghiên cứu của Việt Nam cũng phối hợp với một trường đại học của Nhật Bản để nghiên cứu và phát triển thành công loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với các loại sinh phẩm chẩn đoán nhanh mà nhiều nước đang sử dụng.

Điểm khác biệt rất đáng chú ý là sinh phẩm chẩn đoán nhanh của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác.

Là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể, Bộ Y tế đánh giá sinh phẩm chẩn đoán nhanh “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm: Dễ sử dụng cho tất cả các tuyến, các cơ sở y tế tuyến huyện có thể xét nghiệm được do sử dụng hệ thống máy xét nghiệm sẵn có; độ an toàn cao (xét nghiệm qua mẫu máu); đặc biệt độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm Việt Nam đạt khoảng 95%, trong khi sản phẩm của nước ngoài chỉ đạt khoảng 70-75%.

Bên cạnh đó, qua đánh giá ban đầu giá thành của sinh phẩm này rẻ hơn nhiều so với sinh phẩm nhập ngoại (chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm);… Hiện Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm, và đưa vào sản xuất hàng loạt.

Bộ Y tế khẳng định, sinh phẩm xét nghiệm nhanh của Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế các loại sinh phẩm tương tự của nước ngoài. Đặc biệt là, khi sinh phẩm này được công nhận và đưa vào sản xuất hàng loạt, chúng ta có thể chủ động sử dụng cả 2 phương pháp PCR phát hiện gen virus và xét nghiệm nhanh tìm kháng thể để chủ động sàng lọc, sớm phát hiện người mắc COVID-19.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

– Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

– Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

– Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh

Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc-viet-nam/viet-nam-san-xuat-thanh-cong-sinh-pham-xet-nghiem-nhanh-sars-…

Bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam được WHO công nhận

Bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.

Theo Diệu Thu (Dân Việt)


sự kiện
Dịch Covid-19


Link nguồn bài viết

Bài viết liên quan