Thủ tướng: Không phải lúc ‘than nghèo, kể khổ’, mà phải khắc phục khó khăn

Thủ tướng: Không phải lúc than nghèo, kể khổ, mà phải khắc phục khó khăn - Ảnh 1.

Thủ tướng họp bàn công tác chuẩn bị Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9-5 – Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 6-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo về công tác chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp vào ngày 9-5.

Tổng số lượng đại biểu dự kiến khoảng 6.000 người tại các điểm cầu và với truyền hình trực tiếp thì khoảng 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi. 

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, các phát biểu tại sự kiện được xem như “Hội nghị Diên Hồng” này cần đi thẳng vào vấn đề, đề xuất, hiến kế cho Thủ tướng.

Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng hội nghị diễn ra trong bối chúng ta có thời cơ “vàng” của người đi trước vì đã đẩy lùi được dịch bệnh khi mà nhiều nền kinh tế đang lúng túng, chưa thoát ra được. Như vậy, hội nghị sẽ là dịp để khơi dậy tinh thần, truyền đi thông điệp, chung sức đồng lòng để vươn lên bứt phá.

Các ý kiến nhất trí cho rằng cần có một sản phẩm cụ thể sau hội nghị, đó có thể là một nghị quyết về tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Chuẩn bị cho hội nghị, một số bộ, ngành đã tập hợp các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội thuộc ngành mình để xử lý.

Nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của hội nghị, Thủ tướng nêu rõ đây không phải dịp “than nghèo, kể khổ” mà phát huy tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, một quyết tâm tái cơ cấu để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng.

Hội nghị cũng tháo gỡ khó khăn để tăng tốc phát triển, nên ngoài sự phấn đấu quyết liệt, chủ động của bản thân doanh nghiệp và người dân thì trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành rất quan trọng.

Thủ tướng nhấn mạnh hội nghị phải thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm trong điều kiện mới, như lò xo bị nén lại trong mấy tháng qua, giờ bật lên để phát triển, “có chí thì nên” chứ không bàn lùi, than nghèo, kể khổ.

Yêu cầu đặt ra là tổ chức hội nghị khoa học, chặt chẽ, nội dung thiết thực, tôn trọng người nghe. Do đó, phải chuẩn bị công phu. Hội nghị cũng cần tranh thủ “từng phút, từng giây”.

Về kết quả hội nghị, Thủ tướng cho rằng sẽ có sản phẩm cụ thể với hình thức phù hợp, có thể là nghị quyết hoặc chương trình hành động…

Ngoài các gói hỗ trợ đã ban hành, Thủ tướng đặt vấn đề hội nghị này có thể đưa ra thêm được vấn đề gì để hỗ trợ doanh nghiệp, ví dụ như thị trường mới là gì, lao động, tín dụng mới là gì, thuế phí thế nào…

Nhấn mạnh công tác thông tin truyền thông về hội nghị, Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục tuyên truyền về các tấm gương vượt khó để phát triển khi mà “có những doanh nghiệp của thương binh, của người khuyết tật còn cố gắng giữ lao động”.

Tại các đầu cầu, mời các doanh nghiệp tiêu biểu đến dự, “những người có ý chí tiến thủ, làm ăn thành công”.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời corona Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời corona

TTO – Sau khi dịch corona (COVID-19) bắt đầu bùng phát và lan rộng, nhiều nước đã áp các giới hạn đi lại tại vùng dịch nhằm ngăn cản dịch bệnh lây lan. Điều này lập tức ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất và nhiều ngành công nghiệp khác.

Link nguồn bài viết

Bài viết liên quan