Thứ Năm, ngày 07/05/2020 09:04 AM (GMT+7)
TS.Đỗ Tuấn Đạt cho biết, trước khi sản xuất để tiêm sang người, vắc-xin đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 09:07 07/05/2020) – Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Việt Nam
Thế giới
Mỹ
Ý
Đức
Anh
Ca nhiễm bệnh
Ca tử vong
Ca khỏi bệnh
STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh
‘;
}
if(htmlCoronaListdetail != ”){
document.getElementById(‘coronaListdetail’).innerHTML = htmlCoronaListdetail;
}
}
v_count_total = Object.keys(arrCoronatotal).length;
if(v_count_total >0){
for(var j=0;j
for (i=stringNum.length; i>-1; i–) {
if ( (c==3) && ((stringNum.length-i)!=stringNum.length) ) {
stringNum.splice(i, 0, “.”);
c=0;
}
c++
}
return stringNum.join(”);
}
return num;
}
TS.Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH – Bộ Y tế) – đơn vị đang phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 cho biết, đến nay đã 11 ngày tiêm vắc- xin thử nghiệm trên chuột.
Kết quả cho thấy, đàn chuột khỏe mạnh, tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1, có thể nói là thành công bước đầu của nghiên cứu.
Dự kiến, chuột có thể được đánh giá theo từng đợt. Giai đoạn đầu tiên có thể sau 14-15 ngày sẽ lấy máu lần đầu, sau đó khoảng 28 ngày lấy máu lần 2. Chúng cần được theo dõi đáp ứng miễn dịch ở từng thời điểm. Quá trình này phải theo dõi theo từng ngày, để xem đáp ứng miễn dịch đến sớm hay muộn.
Sau 11 ngày tiêm vắc-xin, hiện chuột thí nghiệm khoẻ mạnh và tiếp tục được theo dõi. Ảnh: BSCC.
Trước câu hỏi, khi nào mới có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trên người, TS Đạt nói: “Điều đầu tiên chúng tôi mong muốn là kháng nguyên của chủng vắc-xin của mình hoạt động tốt, tức có đáp ứng miễn dịch, sau đó, sẽ xây dựng các bước như quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất rất quan trọng, làm thế nào để sản xuất ổn định được các kháng nguyên này ở các quy mô khác nhau.
Ngoài ra, sản xuất ra một vắc-xin dự tuyển thực sự để có thể đánh giá sâu hơn trên động vật không chỉ đáp ứng miễn dịch mà cả khả năng bảo vệ trước những virus xâm nhập. Và cuối cùng là việc chuẩn bị các hồ sơ để đánh giá trên người ở nhóm nhỏ và nhóm lớn”.
Về khó khăn trong việc nghiên cứu vắc-xin này, ông Đạt cho biết, Việt Nam được coi là quốc gia có nền công nghiệp sản xuất vắc-xin, đã sản xuất được vắc-xin từ những năm 1960. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà phát triển vắc-xin Việt Nam nghiên cứu sản xuất vắc-xin theo cách thức rất mới và tiếp cận với thế giới, vì thế càng phải cẩn trọng.
Đồng thời, trong quá trình hợp tác với Đại học Bristol, do nước Anh cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, nên sau khi tạo được kháng nguyên virus SARS-CoV-2, việc tiếp cận, đánh giá về vắc-xin giữa hai bên hạn chế, chủ yếu là các trao đổi trực tuyến cũng ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu.
Đến hiện tại, tại Việt Nam có 4 đơn vị cũng đang nghiên cứu vắc-xin phòng chống COVID-19 nhưng VABIOTECH là đơn vị đầu tiên thử nghiệm trên chuột và thu được các kết quả ban đầu rất khả quan.
Trên thế giới có khoảng 100 nhà phát triển và sản xuất đang cùng nghiên cứu phát triển vắc xin ở giai đọan thử nghiệm trên động vật tương tự Việt Nam, có 8 nhà sản xuất đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.
Việt Nam đang theo dõi kết quả thử nghiệm của 8 nhà sản xuất này, nếu đạt hiệu quả và độ an toàn, các nhà nghiên cứu cũng xem xét để tiến hành bước đi tương tự.
TS.Đỗ Tuấn Đạt cho biết, trước khi sản xuất để tiêm sang người, vắc-xin đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Ngoài việc mình có một ứng cử viên tốt cho vắc-xin, sản xuất được vắc-xin đó hay không cũng là một câu hỏi lớn.
“Với kinh nghiệm chúng tôi có thì nhanh nhất cũng phải 8-9 tháng nữa mới có được ứng viên vắc-xin để thành một vắc-xin hoàn chỉnh để thử nghiệm trên động vật trước rồi sau đó mới sang người. Chúng tôi cũng mong muốn rút ngắn được thời gian này và đang nỗ lực vì điều đó”, ông Đạt nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19: – Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. – Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. – Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. – Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. – Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. – Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh
Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc-viet-nam/sau-11-ngaytiem-thu-nghiem-vac-xin-ngua-covid-19-tren-chuot-k…
Công ty TNHH MTV Vắc-xin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam bước đầu thành công trong việc nghiên cứu…
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
sự kiện
Dịch Covid-19