Thứ Năm, ngày 30/04/2020 10:00 AM (GMT+7)
Sau những ngày mưa âm u, nắng lên làm nhiều người mệt mỏi, đau ốm. Nếu kích thích hệ bạch huyết thì bệnh chưa kịp uống thuốc đã khỏi, còn giúp làn da thêm đẹp.
Hệ bạch huyết là gì?
Con người được tạo hóa cho nhiều khả năng phi thường để chống chọi với các mầm bệnh, nhiều khi bị bệnh chưa kịp uống thuốc thì bệnh đã khỏi – đó là nhờ hệ bạch huyết.
Theo PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học y Hà Nội), hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của con người, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, các dị nguyên và các đột biến bất lợi của các tế bào trong cơ thể (ung thư).
Hệ bạch huyết cũng là một phần của hệ tuần hoàn có nhiệm vụ cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo. Các mạch bạch huyết bài tiết các chất cặn bã, giữ cho bề mặt màng tế bào luôn trong sạch và khoẻ mạnh.
Sơ đồ hệ bạch huyết. Ảnh minh họa.
Khi cơ thể đang nhiễm bệnh (do vi khuẩn, virus…) hạch bạch huyết chứa các tế bào tạo và vận chuyển bạch huyết vào mạch máu, làm bộ lọc “bẫy” giữ lại các phần tử ngoại lai… để thải ra ngoài và có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ.
Hệ bạch huyết cũng là chìa khóa cho làn da đẹp, có người còn ví von rằng, nếu coi cơ thể con người là một ngôi nhà, thì các mạch bạch huyết chính là những mảnh ghép trong hệ thống thoát nước. Nếu vì lý do nào đó hệ bạch huyết bị suy yếu, vi khuẩn và virus sẽ xâm nhập gây bệnh cho cơ thể.
Cách vuốt kích thích hạch bạch huyết ở bàn chân nâng cao miễn dịch
Lương y Nguyễn Thanh Nhân (Hội Đông y Việt Nam) nổi tiếng với cách chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân hướng dẫn kích thích hạch bạch huyết nâng cao khả năng miễn dịch ở bàn chân như sau:
1. Hạch bạch huyết thân trên: Vị trí nằm ở chỗ lõm trước mắt cá chân ngoài (cả 2 chân) chịu trách nhiệm từ rốn trở lên đến đầu, cổ, cánh tay.
Vị trí phản xạ vùng hệ bạch huyết thân trên. Ảnh: Lương y Nguyễn Thanh Nhân. 3- lim pha ngực 4- lim pha đầu ,cổ Các con số đánh ở cổ chân trong ảnh.
2. Hạch bạch huyết thân dưới (tức hạch bạch huyết thân dưới) nằm ở chỗ lõm trước mắt cá chân trong, chịu trách nhiệm từ rốn xuống chân.
Vị trí phản xạ vùng hệ bạch huyết thân trên. Ảnh: Lương y Nguyễn Thanh Nhân.
3. Hạch bạch huyết ngực: Vị trí trên mu 2 bàn chân, nằm giữa khe ngón 1 và 2 ( khoảng giữa huyệt Thái xung và Hành gian) có tác dụng với các chứng viêm, sốt và các bệnh thuộc vùng ngực.
Vị trí phản xạ vùng hệ bạch huyết lim pha ngực. Ảnh: Lương y Nguyễn Thanh Nhân.
4. Hạch bạch huyết đầu cổ: Hạch bạch huyết đầu cổ nằm ở các kẽ ngón chân và ngón tay, chịu trách nhiệm về vùng đầu cổ. Nhưng khi vuốt mạnh vùng phản xạ này cũng có tác dụng thải độc cơ thể và tăng cường sức khỏe .
Vị trí phản xạ vùng hệ bạch huyết lim pha đầu cổ. Ảnh: Lương y Nguyễn Thanh Nhân.
Ngoài ra cần bấm vùng phản xạ tuyến Thượng thận và phản xạ lá lách, ở trẻ dưới 15 tuổi thì nên xoa bóp phản xạ tuyến ức để kích hoạt sự phát triển của hệ bạch huyết hoạt động góp phần tiêu diệt mầm bệnh. Vuốt và xoa bóp từ nhẹ đến mạnh dần, tùy sức chịu đựng của người bệnh. Hoặc dùng hai bàn tay xoa qua lại trên mu bàn chân.
Phác đồ vuốt 8 vùng bạch huyết hằng ngày
Lương y Tạ Minh (Hội Diện chẩn Bùi Quốc Châu) hướng dẫn cách vuốt kích thích 8 vùng bạch huyết khá phổ quát, không cần dụng cụ, kiến thức diện chẩn. Cách này tiện lợi, ở đâu cũng làm được và chỉ cần đôi bàn tay, vuốt nhẹ nhàng, nhưng hiệu quả.
8 vùng bạch huyết cần vuốt nhẹ nhàng hằng ngày.
8 vùng bạch huyết lương y Tạ Minh hướng dẫn:
Trước hết người dân cần phân biệt 8 vùng bạch huyết trên mặt, rất đơn giản và dễ nhớ như sau:
Vùng 1: Vuốt ngang lông mày xuống hết sống mũi.
Vùng 2: Hai bên mang tai dọc theo tai.
Vùng 3: Bên trong vành tai.
Vùng 4: 2 mí tóc trán.
Vùng 5: 2 vùng sơn căn, cạnh dưới lông mày tới chỗ gấp của sống mũi.
Vùng 6: Theo viền trong trong đầu mũi.
Vùng 7: 2 đường pháp lệnh từ cánh mũi đi xuống ngang mép miệng.
Vùng 8: Ngang giữa cằm.
Theo đó, vùng 1 (sống mũi) và vùng 8 (ngang cằm) chỉ có 1, không có đối xứng. Nhưng 6 vùng còn lại (từ 2-7) đều có đối xứng. Cách làm cụ thể như sau (lưu ý vuốt bên phải trước 30 lần, xong mới vuốt sang bên trái).
Vuốt các vùng bạch huyết làm nhẹ nhàng, mơn trớn. Tốt nhất buổi sáng thức giấc còn ở trên giường thì đưa tay vuốt luôn vừa tăng sinh bạch huyết, vừa tỉnh ngủ. Trong ngày nếu có điều kiện rảnh rỗi thì làm 4 lần (cách nhau giữa 2 lần khoảng 1 giờ) để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Kích thích thêm hệ bạch huyết:
– Ăn uống lành mạnh (nạp đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, kháng viêm, chất điện giải và chất chống oxy hóa) để giữ cho hệ bạch huyết luôn khỏe mạnh.
– Tập thể dục đều đặn để hệ bạch huyết hoạt động tốt nhất.
– Mát xa bạch huyết bằng tinh dầu (chanh, bách, trầm hương) để kích hoạt đẩy các dịch dư thừa từ trong mô ra ngoài. giúp dòng chảy thông thoát.
– Dùng trà (thảo mộc rau mùi, hoa cúc…) “quét” sạch hệ bạch huyết.
– Không hút thuốc, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng – để giảm stress, tăng thải độc tự nhiên, tăng cường chức năng hệ bạch huyết.
Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/cach-kich-thich-8-vung-bach-huyet-giup-co-the-chong-khoi-dau-om-…
Thói quen phổ biến như hút thuốc lá, uống rượu quá độ, không tập thể dục thường xuyên là nguyên nhân làm giảm tuổi…