Thứ Năm, ngày 30/04/2020 20:00 PM (GMT+7)
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được xuất viện vẫn có thể còn virus sâu trong bộ phận cơ thể mà các phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện được.
Mời độc giả đón đọc bản tin tổng hợp về dịch bệnh COVID-19 vào lúc 10h và 20h hằng ngày, trên mục Tin tức trong ngày. |
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 23:59 29/04/2020) – Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Việt Nam
Thế giới
Mỹ
Ý
Đức
Anh
Ca nhiễm bệnh
Ca tử vong
Ca khỏi bệnh
STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh
‘;
}
if(htmlCoronaListdetail != ”){
document.getElementById(‘coronaListdetail’).innerHTML = htmlCoronaListdetail;
}
}
v_count_total = Object.keys(arrCoronatotal).length;
if(v_count_total >0){
for(var j=0;j
for (i=stringNum.length; i>-1; i–) {
if ( (c==3) && ((stringNum.length-i)!=stringNum.length) ) {
stringNum.splice(i, 0, “.”);
c=0;
}
c++
}
return stringNum.join(”);
}
return num;
}
+ Một nghiên cứu do bác sĩ Bian Xiuwu, công tác tại Đại học Quân y ở Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc thực hiện cho thấy, bệnh nhân nhiễm COVID-19 được xuất viện vẫn có thể còn virus sâu trong bộ phận cơ thể mà các phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện được. Nghiên cứu này có thể giải thích lý do vì sao ngày càng nhiều người khỏi bệnh dương tính trở lại.
Các nhà nghiên cứu phát hiện những virus SARS-CoV-2 hoàn chỉnh bên trong mô sâu dưới phổi của bệnh nhân. Mô phổi có dấu hiệu hư hại do virus, nhưng các cơ quan khác trong cơ thể không có dấu hiệu của virus, khiến việc phát hiện virus trở nên khó khăn hơn. Họ đặt mô dưới kính hiển vi và xác nhận sự tồn tại của virus.
Xét nghiệm thông thường không lấy mẫu từ sâu bên trong phổi. Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Bian đề xuất phải có xét nghiệm sâu hơn đến các phế nang trong phổi, trước khi cho bệnh nhân ra viện. Những kỹ thuật này cần đến máy móc chuyên dụng và rất tốn kém.
+ Tính đến 19h tối 30/4, Việt Nam ghi nhận 270 ca nhiễm COVID-19. Như vậy, từ ngày 16/4 đến nay, không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.
+ Ngày 30/4, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân COVID-19 số 268 (nữ, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam) điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số trường hợp điều trị khỏi ở nước ta là 219 người (chiếm 81% tổng số bệnh nhân).
+ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý tạm dừng mua sắm thuốc điều trị cho tình huống 10.000 người nhiễm COVID-19. Các địa phương cần có cơ số dự phòng thuốc phục vụ điều trị phục vụ phòng, chống dịch; trường hợp khó khăn, báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.
+ Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ luôn theo dõi việc mua sắm thiết bị, đặc biệt với các đơn vị trực thuộc Bộ, cũng như một số địa phương. Từ ngày 13/3, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Công an đề nghị vào cuộc làm rõ sau khi nắm được thông tin một số hệ thống trang thiết bị y tế, đặc biệt hệ thống xét nghiệm Realtime PCR có giá bất thường ở một số địa phương.
+ TP.HCM có 4 trường hợp dương tính trở lại sau khi xuất viện, gồm bệnh nhân 92 (xuất viện ngày 14/4), bệnh nhân 207 và 151 (xuất viện hôm 18/4), bệnh nhân 224 (xuất viện ngày 20/4). Hiện cả 4 người đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Riêng phi công người Anh (bệnh nhân 91) đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, phổi phải xẹp vùng sau dưới, phổi trái đông đặc 1/2 dưới. Ngày 29/4, bệnh nhân này dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2, tiếp tục được thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO và tiên lượng còn nặng.
+ Sáng 30/4, sau 28 ngày cách ly không có ca nhiễm mới, thôn Chí Trung (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) – nơi ở của bệnh nhân 219 đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Hàng trăm người dân thôn Chí Trung đổ ra đường vỡ oà trong niềm vui sướng, hô vang “chiến thắng”.
+ Mới đây, Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAD) đã khẳng định, thuốc remdesivir giúp người nhiễm COVID-19 hồi phục nhanh. Đây là dấu hiệu chỉ ra remdesivir là thuốc đầu tiên điều trị hiệu quả COVID-19.
NIAD tổ chức thử nghiệm thuốc remdesivir với 1.000 người bệnh và so sánh với các phương pháp điều trị thông thường. Kết quả, bệnh nhân dùng thuốc remdesivir hồi phục trong khoảng 11 ngày, còn điều trị theo cách thông thường hồi phục trong 15 ngày.
+ Chính quyền của Tổng thống Trump đang âm thầm triển khai Chiến dịch Warp Speed, với kế hoạch tập hợp các công ty dược phẩm, cơ quan chính phủ và thậm chí là cả quân đội Mỹ tham gia nhằm cố gắng giảm thời gian để phát triển vắc xin ngừa COVID-19. Mục tiêu đặt ra là sản xuất 100 triệu liều vắc xin vào cuối năm nay, theo Bloomberg.
+ Theo báo Sydney Morning Herald của Úc, Việt Nam với 100 triệu dân và có đường biên giới giáp Trung Quốc đã đạt được kết quả phi thường trong phòng, chống COVID-19.
Báo Sydney Morning Herald đánh giá chính phủ Việt Nam vì đã hành động nhanh chóng với sự hỗ trợ từ lực lượng quân đội và cảnh sát giúp ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
+ Theo SCMP, Thụy Điển là quốc gia mới nhất sau Mỹ, Úc, Đức, muốn điều tra thêm về nguồn gốc dịch COVID-19 và trách nhiệm của Trung Quốc khi dịch bệnh lây lan toàn cầu. Động thái có thể làm tổn hại quan hệ của quốc gia vùng Bắc Âu này với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cũng cho rằng, cần điều tra về hoạt động của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khi dịch bệnh kết thúc.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19: – Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. – Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. – Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. – Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. – Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. – Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh
Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc/dich-covid-19-toi-30-4-nghien-cuu-moi-ly-giai-viec-nhieu-nguoi-tai-duo…
Theo Bộ Y tế, tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 30/4, đã 14 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
sự kiện
Dịch Covid-19