Trung Quốc cứu sống người đàn ông đối diện với “cửa tử” bằng cách ghép phổi


Thứ Hai, ngày 11/05/2020 10:02 AM (GMT+7)

Các bác sĩ tại bệnh viện Vũ Hán đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Cui An, 65 tuổi, nhiễm COVID-19, lá phổi bị tổn thương đến mức mất chức năng hoạt động.



Mời độc giả đón đọc bản tin tổng hợp về dịch bệnh COVID-19 vào lúc 10h và 20h hằng ngày, trên mục Tin tức trong ngày.

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

(Số liệu cập nhật lúc 11:09 11/05/2020) – Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers


Việt Nam
Thế giới
Mỹ
Ý
Đức
Anh

  Ca nhiễm bệnh

  Ca tử vong

  Ca khỏi bệnh

STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

‘;
}
if(htmlCoronaListdetail != ”){
document.getElementById(‘coronaListdetail’).innerHTML = htmlCoronaListdetail;
}
}
v_count_total = Object.keys(arrCoronatotal).length;
if(v_count_total >0){
for(var j=0;j3) {
for (i=stringNum.length; i>-1; i–) {
if ( (c==3) && ((stringNum.length-i)!=stringNum.length) ) {
stringNum.splice(i, 0, “.”);
c=0;
}
c++
}
return stringNum.join(”);
}
return num;
}

+ Các bác sĩ tại bệnh viện Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Cui An, 65 tuổi khi ông này nhiễm COVID-19 đồng thời, lá phổi bị tổn thương đến mức mất chức năng hoạt động.

Ca phẫu thuật ghép phổi được thực hiện tại phòng áp lực cao của bệnh viện Vũ Hán vào ngày 20/4, kéo dài 6 giờ đồng hồ. Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, ông Cui sẽ mất tới nhiều tháng nữa để cơ thể phục hồi hoàn toàn các chức năng.

+ Tính đến 10h sáng 11/5, Việt Nam ghi nhận 288 ca nhiễm COVID-19, tức đã qua 25 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Trong số đó, 241 người đã được công bố khỏi bệnh, chưa có trường hợp nào tử vong.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số 47 bệnh nhân còn lại đang điều trị, 6 ca đã âm tính lần 1, 14 ca âm tính lần 2 trở lên, 27 ca vẫn còn dương tính.

+ Trong số 343 công dân Việt Nam trở về từ Mỹ hôm 8/5, đang được cách ly tập trung, 161 người đang được cách ly tại Sư đoàn 390, Quân đoàn 1 (đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Ngày 10/5, kết quả xét nghiệm của 161 người này đều âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2. Các công dân sẽ được xét nghiệm lần 2 trước khi hoàn thành cách ly đủ 14 ngày theo quy định.

+ Tình trạng khan hiếm việc làm cho người bản xứ cùng những thông tin trái chiều liên quan đến nguồn gốc của COVID-19 đang khiến lao động nhập cư Trung Quốc trở thành “nạn nhân” tại Indonesia.

Mới đây, các nghị sĩ tại tỉnh Sulawesi, Indonesia đã bác bỏ kế hoạch đưa 500 công nhân Trung Quốc sang làm việc tại tỉnh này mặc dù những lao động này đã được cấp phép bởi chính quyền trung ương Jakarta.

Ông Iqbal – Chủ tịch Công đoàn Indonesia cho rằng, quyết định cấp phép cho 500 lao động Trung Quốc sang làm việc trước đó của chính quyền trung ương có thể gây ra sự phẫn nộ trong xã hội khi tình trạng thất nghiệp trong nước đang gia tăng.

+ Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố đang điều tra chống bán phá giá và có thể tăng thuế nhập khẩu lên tới 80% đối với lúa mạch – một trong những mặt hàng xuất khẩu then chốt của Úc vào Trung Quốc. Nếu được thực hiện, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 tại Úc.

Thời gian gần đây, quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên căng thẳng liên quan đến sự bùng phát của COVID-19. Thủ tướng Úc Scott Morrison đã nhiều lần kêu gọi tổ chức cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch COVID-19 trong khi Bắc Kinh liên tục phản đối và gọi đây là “chiêu trò thao túng chính trị”.

Úc là nhà cung ứng lúa mạch lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2017. Năm 2018, xuất khẩu lúa mạch sang Trung Quốc giúp Úc thu về 1,5 tỷ USD.

Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ công bố kết quả điều tra chống bán phá lúa mạch vào ngày 19/5 sắp tới và kết quả nhiều khả năng sẽ là bất lợi đối với Úc.

Ông Simon Birmingham- Bộ trưởng Thương mại Úc cho biết, Úc sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi của người nông dân và những nhà xuất khẩu nếu mức thuế “khổng lồ” bị Trung Quốc áp xuống.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

– Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

– Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

– Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh

Nguồn: http://danviet.vn/dich-covid-19-sang-11-5-trung-quoc-cuu-song-nguoi-dan-ong-doi-dien-voi-cua-tu-…

Sau 24 giờ, hơn 4 nghìn người trên thế giới chết do COVID-19, Việt Nam không có ca mắc mới

Bộ Y tế cho biết, đến 6h ngày 11/5, thế giới đã ghi nhận 4.174.538 ca mắc COVID-19 còn tại Việt Nam số ca mắc vẫn là 288. 

Theo Triệu Quang (Dân Việt)


sự kiện
Dịch Covid-19


Link nguồn bài viết

Bài viết liên quan