Việt Nam sẽ trở thành “công xưởng” sản xuất khẩu trang cho thế giới?


Thứ Bảy, ngày 25/04/2020 14:30 PM (GMT+7)

Chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có năng lực sản xuất khẩu trang lên đến 8 triệu chiếc/ngày. Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để trở thành “công xưởng” sản xuất khẩu trang trong lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì các doanh nghiệp cần thận trọng.



CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

(Số liệu cập nhật lúc 14:35 25/04/2020) – Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers


Việt Nam
Thế giới
Mỹ
Ý
Đức
Anh

  Ca nhiễm bệnh

  Ca tử vong

  Ca khỏi bệnh

STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

‘;
}
if(htmlCoronaListdetail != ”){
document.getElementById(‘coronaListdetail’).innerHTML = htmlCoronaListdetail;
}
}
v_count_total = Object.keys(arrCoronatotal).length;
if(v_count_total >0){
for(var j=0;j3) {
for (i=stringNum.length; i>-1; i–) {
if ( (c==3) && ((stringNum.length-i)!=stringNum.length) ) {
stringNum.splice(i, 0, “.”);
c=0;
}
c++
}
return stringNum.join(”);
}
return num;
}

Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với “cú sốc kép”. Các doanh nghiệp bị đứt nguồn cung nguyên liệu khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc trong tháng 2/2020. Khi nguồn cung được nối lại vào tháng 3 thì dịch bùng phát tại châu Âu, Hoa Kỳ khiến các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.

Thiệt hại ước tính với ngành dệt may lên tới trên 5.000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020. Và nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng ngành sẽ thiệt hại tới 3.000 tỷ đồng. Nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính ngành dệt may Việt Nam thiệt hại 11.000 tỷ đồng

Ông Lê Tiến Trường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) thừa nhận hơn 2,8 triệu người lao động trực tiếp trong ngành dệt may, hơn 6 triệu người phụ thuộc vào doanh thu của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang đối mặt với khó khăn, cho dù đã ở điều kiện sống tối thiểu.

Việt Nam sẽ trở thành "công xưởng" sản xuất khẩu trang cho thế giới? - 1

Năng lực sản xuất khẩu trang vải của riêng Vinatex lên tới 100 triệu chiếc/tháng – Ảnh Cục Xuất nhập khẩu

Ông Thân Đức Việt – Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 – chia sẻ trong tháng 4-2020, tổng công ty thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Sản xuất khẩu trang vải và khẩu trang y tế đang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng.

Ông Việt cho biết song song với may khẩu trang vải, tổng công ty đã quyết định sản xuất khẩu trang y tế. Hiện có một đối tác lớn đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu trong năm 2020).

Đồng thời, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.

Ông Việt cho biết sản xuất khẩu trang là việc “chẳng đừng” vì không thể so với giá trị sản xuất hàng may mặc. Tuy nhiên, vì nỗ lực bảo đảm việc làm cho 12.000 công nhân lao động nên doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi để thích ứng.

Theo Cục Công nghiệp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo Bộ Công Thương năng lực sản xuất khẩu trang vải đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tương đương 200 triệu chiếc mỗi tháng. Trong đó, năng lực sản xuất khẩu trang vải của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) lên tới 100 triệu chiếc/tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Sản phẩm khẩu trang vải cơ bản hiện nay là khẩu trang 2 lớp, trong đó có một lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp sản xuất các loại khẩu trang vải 3 lớp, 4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thể có thêm lớp vải kháng nước, chống giọt bắn.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết với năng lực hiện tại, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để có trở thành “công xưởng” sản xuất khẩu trang không chỉ trong mùa đại dịch Covid-19 mà còn trong tương lai thì các doanh nghiệp cần tính đến một số yếu tố như phải thay đổi nhận thức của người tiêu dùng thế giới về lợi ích của khẩu trang vải và chuyển từ khẩu trang y tế sang sử dụng khẩu trang vải.

Công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh do nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam.

Đặc biệt khẩu trang chỉ trở thành mặt hàng thiết yếu khi dịch bệnh bùng phát. Nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh

Nguồn: http://danviet.vn/kinh-te-the-gioi/viet-nam-se-tro-thanh-cong-xuong-san-xuat-khau-trang-cho-the-…

Bỏ mặc đề nghị của Bộ Y tế, doanh nghiệp sản xuất khẩu trang phớt lờ báo giá

Sau nhiều lần Bộ Y tế đề nghị các DN sản xuất khẩu trang y tế báo giá tới nay chỉ có 20/68 đơn vị phản hồi.

Theo Trung Kiên (Dân Việt)


sự kiện
Kinh Doanh











Link nguồn bài viết

Bài viết liên quan