7 ngày không có ca nhiễm Covid-19 mới, cả nước bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội


Thứ Năm, ngày 23/04/2020 06:31 AM (GMT+7)

Bộ Y tế cho biết, đến 6h ngày 23/4, số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam vẫn là 268, hiện chỉ còn 369 trường hợp cách ly tập trung tại bệnh viện.




CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

(Số liệu cập nhật lúc 06:44 23/04/2020) – Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers


Việt Nam
Thế giới
Mỹ
Ý
Đức
Anh

  Ca nhiễm bệnh

  Ca tử vong

  Ca khỏi bệnh

STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

‘;
}
if(htmlCoronaListdetail != ”){
document.getElementById(‘coronaListdetail’).innerHTML = htmlCoronaListdetail;
}
}
v_count_total = Object.keys(arrCoronatotal).length;
if(v_count_total >0){
for(var j=0;j3) {
for (i=stringNum.length; i>-1; i–) {
if ( (c==3) && ((stringNum.length-i)!=stringNum.length) ) {
stringNum.splice(i, 0, “.”);
c=0;
}
c++
}
return stringNum.join(”);
}
return num;
}

Tổng số ca mắc đến 6h ngày 23/4 là 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này, đã 7 ngày (từ 6h sáng 16/4 đến 6h sáng 23/4) Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 68.081. Trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 369; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.600; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.112.

7 ngày không có ca nhiễm Covid-19 mới, cả nước bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội - 1

7 ngày không có ca nhiễm Covid-19 mới, cả nước bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội - 2

Biểu đồ tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam (nguồn: Bộ Y tế)

Cũng theo Bộ Y tế, đến 6h ngày 23/4, số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới là 2.632.532 trường hợp, trong đó có 183.866 ca tử vong.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 hiện tại còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó:

– 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương;

– 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh;

– 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Về tình hình điều trị của 3 bệnh nhân (BN) nặng: BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh:

– BN19: Thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

– BN161: Còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

– BN91: Hiện bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

– Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 03 ca.

– Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 08 ca.

Từ 0h ngày 23/4, 28 tỉnh thành thuộc nhóm “nguy cơ cao” và “có nguy cơ” bùng phát dịch Covid-19 như danh sách đưa ra ngày 15/4 sẽ dừng thực hiện cách ly xã hội như quy định của Chỉ thị 16, trừ một số huyện của Hà Nội, Hà Giang và Bắc Ninh.

Đặc biệt, cả nước đã nới lỏng giãn cách xã hội.

Theo đó, đối với nhóm nguy cơ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố và theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Đối với nhóm nguy cơ thấp: Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu được phép hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho người mua hàng; yêu cầu khách hàng phải thực hiện dãn cách đúng quy định. Chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng, chống dịch của cơ sở do mình quản lý.

Bộ Y tế cũng cho biết, xét đề nghị của Bộ Y tế về kế hoạch, phương án sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ nhu cầu máy thở cho các kịch bản, đề xuất số lượng máy thở cần phải bổ sung thêm, làm việc với các đơn vị tài trợ và các đơn vị sản xuất để quyết định số lượng đặt hàng, mua theo đúng quy định.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới. 

Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức kiểm định, đánh giá thử nghiệm máy thở sản xuất trong nước để có thể đưa ra sử dụng kịp thời, góp phần vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

– Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

– Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

– Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh

Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc-viet-nam/7-ngay-khong-co-ca-nhiem-covid-19-moi-ca-nuoc-bat-dau-noi-lon…

KHẨN: Xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại từ 0 giờ ngày 23-4

Bộ GTVT đã đồng ý để vận tải hành liên tỉnh được hoạt động trở lại từ 0 giờ ngày 23-4; 3 đôi tàu khách Hà Nội-TP.HCM…

Theo Diệu Thu (Dân Việt)


sự kiện
Dịch Covid-19














Link nguồn bài viết

Bài viết liên quan