Cập nhật thông tin về sức khỏe của 3 bệnh nhân nặng nhiễm COVID-19


Thứ Tư, ngày 29/04/2020 18:00 PM (GMT+7)

Hiện nay, còn 3 ca bệnh nặng cần hội chẩn là bệnh nhân 19, bệnh nhân 161 và bệnh nhân 91 (phi công người Anh).



CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

(Số liệu cập nhật lúc 17:59 29/04/2020) – Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers


Việt Nam
Thế giới
Mỹ
Ý
Đức
Anh

  Ca nhiễm bệnh

  Ca tử vong

  Ca khỏi bệnh

STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

‘;
}
if(htmlCoronaListdetail != ”){
document.getElementById(‘coronaListdetail’).innerHTML = htmlCoronaListdetail;
}
}
v_count_total = Object.keys(arrCoronatotal).length;
if(v_count_total >0){
for(var j=0;j3) {
for (i=stringNum.length; i>-1; i–) {
if ( (c==3) && ((stringNum.length-i)!=stringNum.length) ) {
stringNum.splice(i, 0, “.”);
c=0;
}
c++
}
return stringNum.join(”);
}
return num;
}

Cập nhật thông tin về sức khỏe của 3 bệnh nhân nặng nhiễm COVID-19 - 1

Các chuyên gia hội chẩn bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng ngày 29/4. (Ảnh: Lê Hảo). 

Ngày 29/4, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Phó Trưởng Tiểu Ban điều trị, Giám đốc Trung tâm Quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 đã chủ trì cuộc họp với các thành viên hội chẩn trực tuyến công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Hiện còn 3 ca bệnh nhân (BN) nặng cần hội chẩn là bệnh nhân 19, bệnh nhân 161 và bệnh nhân 91 (phi công người Anh). Trong đó, bệnh nhân 19 đã nằm viện được 54 ngày và nằm ở khoa Hồi sức tích cực (ICU) được 44 ngày.

Nghe báo cáo về trường hợp bệnh nhân 19, hội đồng chuyên môn đánh giá bệnh nhân đã vượt qua những giai đoạn khó khăn và hiện các biểu hiện lâm sàng như khí máu, XQ phổi đều đã tốt lên.

Bệnh nhân cần tiếp tục tăng cường dinh dưỡng, chăm sóc hô hấp, tập phục hồi chức năng và cai máy thở. Các thành viên hội đồng chuyên môn hy vọng bệnh nhân sớm được ra khỏi khoa ICU trong tuần tới.

Đối với bệnh nhân 161, 88 tuổi vừa tai biến vừa cao tuổi, đã có những tiến triển khả quan. Các bác sỹ cũng đang từng bước cai thở máy, xét bỏ máy; chăm sóc hô hấp, kết hợp phục hồi chức năng và bổ sung dinh dưỡng.

Bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, hiện đang trong tình trạng nặng, tiến triển chậm. Bệnh nhân đã được mở nội khí quản, tiếp tục sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) và thở máy.

Hội đồng chuyên môn đã thảo luận về tất cả các giải pháp từ sử dụng thuốc, các chỉ số sinh tồn, các vấn đề liên quan về xét nghiệm… Các thành viên hội chẩn cũng đề nghị BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và nhóm hỗ trợ của BV Chợ Rẫy xem xét vấn đề sử dụng thuốc, liều lượng thuốc của người bệnh; xét nghiệm theo dõi nhiễm trùng bệnh viện, cấy lại vi khuẩn…

PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, việc các bệnh nhân COVID-19 âm tính sau khi ra viện trở về cộng đồng vẫn cần phải tuân thủ các biện pháp cách ly sau điều trị. Trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương chịu trách nhiệm theo dõi và xét nghiệm lại. Nếu cần thiết phải khẳng định xét nghiệm tại Labo (nơi xét nghiệm được cấp phép), tham chiếu kết quả xét nghiệm để khẳng định.

Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19 cũng yêu cầu các bệnh viện không được lơ là và chủ quan mà cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5.

Tại buổi hội chẩn, hội đồng xác định các yêu cầu chuyên môn cần đáp ứng đối với máy thở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Hội đồng gồm 16 thành viên do GS.TS GS.TS Nguyễn Gia Bình- Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng có nhiệm vụ xác định các yêu cầu chuyên môn đáp ứng cần đối với máy thở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, phê duyệt.

Các thành viên thảo luận về các tiêu chí sử dụng máy thở, sử dụng cho ai, tuyến nào; Chức năng đáp ứng điều trị bệnh nhân COVID-19 cần điều kiện gì; sử dụng khi cấp cứu ngoại viện cần thêm chức năng gì…

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

– Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

– Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

– Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPhápAnh

Nguồn: http://danviet.vn/tin-tuc-viet-nam/cap-nhat-thong-tin-ve-suc-khoe-cua-3-benh-nhan-nang-nhiem-cov…

Vì sao 5 bệnh nhân đã khỏi bệnh tái dương tính với virus SARS-CoV-2?

GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế đã có những lý giải về những trường hợp bệnh nhân đã khỏi…

Theo Diệu Thu – Lê Hảo (Dân Việt)


sự kiện
Dịch Covid-19


Link nguồn bài viết

Bài viết liên quan