Hết dịch, bố sẽ về!

Tâm sự về những ngày tháng bám rừng, bám biên cùng đồng đội, Thượng úy Thích chia sẻ: Điều kiện ở khu vực biên giới rất khắc nghiệt, những cơn mưa rừng kèm theo gió mạnh ập đến mà chẳng hề báo trước. Thời gian gần đây, lán trại dã chiến tại chốt Suối Thín đã phải dựng lại đến… 3 lần.

“Anh em đã phải dựng lại lán đến 3 lần kể từ khi dựng chốt chống dịch. Hai lần đầu do dựng lán nhỏ, mưa tốc hết lều, bạt, ướt cả giường nằm và quần áo. Lần gần đây nhất thì xuất hiện mưa đá làm hỏng lán nên các anh em quyết định chặt cây, dựng cột chống vững chắc như một căn nhà để công tác lâu dài”, Thượng úy Thích kể lại.

Nhu yếu phẩm hằng ngày của các cán bộ, chiến sĩ được vận chuyển từ đồn Chiềng Sơn vào chốt theo từng đợt, chủ yếu là đồ khô như: gạo, mỳ tôm, thịt đóng hộp… Một phần nhu yếu phẩm khác là do chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị kết nghĩa hỗ trợ.

Xác định cuộc chiến chống COVID-19 là một cuộc chiến lâu dài, những người lính đã tự trồng rau và tìm nguồn rau củ, hoa quả khác trên rừng. Với một dải đất nhỏ, các thành viên chốt Suối Thín đã tự cuốc đất, tự gieo mầm, chăm bón hằng ngày để có được những mầm rau xanh cạnh bìa rừng. Việc nấu nướng tại chốt trực toàn cánh mày râu này cũng được phân công luân phiên cho từng thành viên. Họ tự làm bếp, nhóm lửa bằng những cây củi được tìm thấy trong rừng và nồi niêu, xoong chảo mang theo từ khi dựng chốt.

Để tìm hiểu thêm về cuộc sống của người lính biên phòng trong những tháng ngày không quên này, tôi đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tá Nguyễn Văn Cường, Chính trị viên đồn Biên phòng Đắc Pring, BĐBP tỉnh Quảng Nam. Thiếu tá Cường cho biết: Đồn Đắc Pring đóng quân tại địa bàn biên giới phía Tây của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam với nhiệm vụ quản lý 25km biên giới đất liền.

Link nguồn bài viết

Bài viết liên quan